Lịch sử trăm năm của cầu Ghềnh

Cầu Ghềnh có lịch sử hơn 100 năm, là cây cầu có vị trí quan trọng trong tuyến đường sắt Bắc - Nam. Đây là một phần hình ảnh của Biên Hòa, Đồng Nai.

 Do Pháp xây dựng vào năm 1902, cầu Ghềnh dài 223 m bắc qua sông Đồng Nai dẫn vào Cù Lao Phố. Cầu được xây bằng thép theo kiến trúc Gothic độc đáo do hãng Eiffel của Pháp thiết kế. Nhiều người cho rằng đây là một trong 3 công trình của kiến trúc sư nổi tiếng Gustave Eiffel tại Việt Nam (ngoài cầu Long Biên ở Hà Nội và cầu Tràng Tiền ở Huế).
Không chỉ có giá trị về kiến trúc, cầu Ghềnh còn có vai trò quan trọng trong giao thông. Trên cầu, ngoài tuyến đường bộ và đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam. Theo Địa chí Đồng Nai (NXB Tổng Hợp Đồng Nai 2001), từ khi cầu đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đã được thông tuyến với các tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71 km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81 km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18 km), Gia Ray - Mường Mán (1910, dài 77 km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408 km).  Khi cầu Ghềnh sập do bị sà lan đâm vào ngày 20/3, tàu hỏa không thể tới ga Sài Gòn (TP HCM). Thay vào đó, các hành khách được vận chuyển bằng ôtô.
Theo Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Văn Sao (78 tuổi), Trưởng ban quý tế đình thờ Nguyễn Tri Phương, cho biết: “Thời ấy, cầu Ghềnh là công trình lớn có tầm cỡ ở xứ Nam kỳ. Không chỉ dành cho xe lửa qua lại mà nó còn là huyết mạch giao thông đường bộ của tuyến quốc lộ 1. Kiến trúc cổ kính, vững chãi trường tồn cho đến hôm nay. Hình ảnh bình dị của nó đã tạo nên một nét văn hóa rất riêng của đất và người Biên Hòa”.

1 nhận xét:

 
  • Lẩu đầu cá Cầu Ghềnh © 2016 | Designed by Rumah Dijual, in collaboration with Web Hosting , Blogger Templates and WP Themes