Mô hình Cầu Ghềnh mới ???

0 nhận xét

Mô hình cầu Ghềnh mới - Hoàn thành 30/6/2016

    Theo các chuyên gia ngành cầu, giải pháp khắc phục cầu Ghềnh là nâng cao độ trắc dọc đỉnh ray trên cầu 2,2m để đáp ứng tĩnh không sông thông thuyền đạt cấp 3 (có châm trước); Xây dựng mới toàn bộ cầu gồm: 3 nhịp dầm dàn vòm thép, khẩu độ mỗi nhịp là 75m; 2 mố và 2 trụ bằng BTCT trên móng cọc khoan nhồi; Cải tạo nâng đường hai đầu cầu và các hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi đường hai đầu cầu như: Cải tạo, nâng cấp cầu chui Hiệp Hòa, đường ngang Bùi Hữu Nghĩa; Khôi phục lại hệ thống thông tin, tín hiệu ĐS, điện, hệ thống thông tin của Viettel, đường ống cấp  nước trên cầu...
Trong đó kết cấu phần trên cầu gồm 3 dầm dàn vòm thép mạ cong khẩu độ dài 75m, thanh tổ hợp hàn, liên kết bằng bu lông cường độ cao.

Lẩu cá linh bông điên điển

2 nhận xét

Lẩu cá linh với bông điên điển đã mãi thấm nhuần tâm hồn người Miền Tây chân chất!

Mùa điên điển ra bông cũng là mùa cá linh từ Biển Hồ trôi dạt xuống vùng sông Tiền, sông Hậu. Vì vậy, món lẩu hay canh chua bông điên điển nấu với cá linh được xem là đặc sản của miền Tây Nam Bộ.

Lẩu cá linh bông điên điển

 Nguyên liệu: (4 phần ăn):

- 500g xương cá chẻm hoặc xương heo.

- 300g bông điên điển.

- 300g cá linh.

- 200g lá me non (lá giang).

- Gia vị.

Cá linh 


Bông điên điển

Cách làm

- Nấu nước dùng: nấu xương với 700ml nước.

- Cá linh làm sạch.

- Lá me hoặc lá giang rửa sạch, vò nhẹ.

- Cho lá me vào nước dùng, nêm gia vị vừa ăn.

- Nước dùng sôi, cho cá linh, bông điên điển vào. Món này ăn kèm bún.

Đơn giản, không tốn nhiều thời gian mà lại rất thơm ngon. Cách làm lẩu cá linh bông điên điển trên đây sẽ cho bạn một ngày cuối tuần vui vẻ quây quần với gia đình. Với những nguyên liệu đặc sản của miền Tây sông nước, đây là một món ăn đáng để bạn thử nấu đó.

Thông tin mới nhất về Cầu Ghềnh !

0 nhận xét

Cầu Ghềnh sẽ thông xe vào cuối tháng 6-2016

(ĐN) – Ngày 11-4-2016, Thứ trưởng Bộ Giao thông – vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã có buổi thị sát thi công cầu Ghềnh. Cùng làm việc với thứ trưởng có Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh.
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, hiện đã huy động 10 mũi thi công cầu Ghềnh. Công tác sản xuất dầm thép đang được thực hiện ở 3 xưởng tại Huế, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh. Hiện cầu Ghềnh cũ còn 2 trụ gãy nằm dưới sông sâu khoảng 7 mét đang được tiếp tục tiến hành công tác trục vớt.

Đối với công tác thanh thải 2 trụ mố dưới sông Đồng Nai, đơn vị thi công Cienco 1 đã  không sử dụng phương pháp nổ mìn như ban đầu do thủ tục xin giấy phép kéo dài và kinh phí cao nên đã chọn phương án thủ công.

Hiện tại, đơn vị này đã huy động 8 máy khoan, 4 sà lan, 6 cần cẩu để thi công. Sau khi rà soát tiến độ, Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã lập tiến độ thi công chi tiết. Dự kiến, ngày 3-6 sẽ hoàn thành toàn bộ dầm. Đến ngày 10-6 sẽ hoàn thành thi công 2 mố, hoàn thành kiến trúc phần trên và có thể thông xe vào ngày 28-6.

Như vậy, công trình sẽ rút ngắn được thời gian khoảng nửa tháng so với tiến độ ban đầu theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Thứ trưởng Bộ Giao thông – vận tải Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu trong quá trình thi công cầu Ghềnh mới phải tuyệt đối đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, có biện pháp phân luồng giao thông hợp lý. Ngoài ra, các cơ quan đơn vị tiếp tục bám sát tiến độ chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông – vận tải trên cơ sở khả thi và có phương án để xử lý. Các đơn vị liên quan phải tuân thủ phương án đảm bảo an toàn trong thi công.
Khắc Giới – L.Phú (Báo Đồng Nai)
laudaucacaughenh.blogspot.com sưu tầm

Lẩu cá (Cá trắm, cá chép)

2 nhận xét

Lẩu cá là món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Cùng học cách chế biến để gia đình cùng thưởng thức bạn nhé.

 

Cách 1
Nguyên liệu:
- Cá trắm: 2 kg
- Xương ống heo: 300 g
- Thịt bò: 500 g (tùy khẩu vị vì có người không thích ăn thịt bò với lẩu cá)
- Ngao: 1-2 kg
- Dạ dày: 300 g
- Lòng non: 500g
- Đậu phụ: 5 cái
- Cà chua: 500 g
- Me chua: 2-3 quả
- Rau diếp, rau cải, rau cần… tùy khẩu vị
- Hành, răm, thì là, gừng, ớt, chanh
- Gia vị: súp, mì chính (bột ngọt)
Cách làm:
- Bước 1: Xương ống trần qua với nước sôi rồi cho vào nồi. Đổ nước vào nồi, đun sôi. Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa, đun sôi liu riu cho nước xương ngọt hơn. Thỉnh thoảng hớt bỏ bọt cho nước dùng xương được trong, có màu đẹp.
- Bước 2: Cá trắm đánh vẩy rửa sạch, lọc lấy thịt. Phần xương cá cho vào ninh cùng xương. Phần thịt cá thái cỡ to bằng 2 ngón tay rồi đem ướp cùng với gừng, ớt hành, rau răm thái nhỏ.
- Bước 3: Thịt bò thái mỏng ướp vài lát gừng thái chỉ. Lòng non, dạ dày làm sạch thái miếng vừa ăn.
- Bước 4: Ngao rửa sạch bày lên đĩa. Rau các loại rửa sạch để ráo, đậu phụ thái miếng, cà chua bổ múi cau.
- Bước 5: Phi thơm hành với cà chua. Sau đó cho cà chua vào nồi nước dùng xương. Để có một nồi nước dùng ngọt nước và có vị chua cay hợp với món lẩu cá, nên ninh phần xương lợn với xương cá sau đó cho thêm me chua cùng vài cái nấm hương, cà chua xào sơ với chút gia vị vừa miệng.
- Bước 6: Lẩu cá hay các loại lẩu khác chỉ hấp dẫn khi nồi nước dùng thơm ngon. Khi nồi nước dùng đã chín, đổ vào nồi lẩu bày lên mâm cùng các món nhúng kèm.
Trên đây là cách nấu lẩu cá trắm nóng hổi thơm ngon cực hấp dẫn cho cả nhà thưởng thức!

Cách 2
Nguyên liệu:
- Cá chép, dưa chua.
- Gia vị: Mắm, muối, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu, ớt tươi, sả, gừng, hành khô, rau mùi tàu, hành tươi, thì là, rau sống, cà chua.
Cách làm:
- Sơ chế cá
Rửa sạch cá, lọc phần thịt 2 bên thân cá, thái lát mỏng. Ướp cá với gia vị, hạt tiêu, gừng, 1 chút rượu trắng.
- Cách làm nước dùng
Xương và đầu để ninh lấy nước ngọt làm nước dùng. Phần thịt cá lạng thật mỏng rồi ướp cùng một chút gia vị, gừng tươi.

Hành hoa lấy phần thân trắng. Thìa là nhặt bỏ rễ, cải cúc, rau cần, cải ngọt nhặt rửa sạch, cắt khúc. Nắm nhặt rửa sạch, để nấm hương ngâm nở, cắt bỏ chân, khía phần mũ nấm để bày cho đẹp. Đậu phụ xắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Khi nước dùng đã ninh kỹ, lọc bỏ xương, trút phần nước đã lọc sang nồi lẩu, nêm gia vị cho thật vừa. Lấy vài miếng tai chua rửa sạch rồi thả vào nồi nước dùng để có vị hơi chua là được. Cá xếp ra đĩa và rắc lên trên một chút hạt tiêu. Các thứ còn lại xếp thành từng góc riêng để xung quanh.

- Cần luôn để nước nhúng thật sôi như vậy cá mới ngọt và không bị lạnh. Món lẩu cá sẽ ngon hơn nhiều nếu cho thêm vào đây một vài lát ớt tươi.

Lưu ý khi làm món lẩu cá
- Có thể dùng các loại cá khác như cá quả, cá trình.
- Phần đầu và xương cá có thể rán qua cho vào nước lẩu.
- Nếu có thể ăn cay, cho ớt tươi và sa tế vào nước lẩu.
Chúc các bạn thành công!
laudaucacaughenh.blogspot.com sưu tầm

Lẩu đầu cá bớp nấu tương me

3 nhận xét

Đây là món canh chua quen thuộc của miền biển Bà Rịa- Vũng Tàu. Món ăn với những nguyên liệu rất đơn giản, dễ tìm, nhưng khi nấu ăn rất ngon. Canh có vị chua của me, vị thơm của sả, của tương hột, chua chua ngọt ngọt, rất đậm đà.

Lẩu đầu cá bớp nấu tương me
  * Nguyên liệu
    - 300g cá bớp và 200g đầu cá bớp
    - 1 vắt me chín
    - 2 bó cọng súng
    - 1 bó rau nhút
    - 1 ít ngò ôm, ngò gai mỗi thứ
    - 4 cây sả
    - 4 tép tỏi
    - 4 muỗng súp tương hột  
    - 1 ít đậu bắp, bắp chuối bào, rau muống bào mỗi thứ
    - Hạt nêm, nước mắm, đường
* Cách làm
     - Cá, đầu cá rửa sạch với nước muối.
     - Ướp với chút tỏi, hạt nêm, tương hột đâm nhuyễn.
     - Cọng súng tước vỏ, ngâm nước rửa sạch, cắt ngắn.
     - Đậu bắp cắt xéo.
     - Tỏi băm nhuyễn.
     - Sả băm nhuyễn 2 cây, 2 cây còn lại cắt ngắn, đập dập.
     - Phi tỏi và xả với dầu ăn thật thơm, cho cá vào xào qua cho săn lại, vớt cá ra.
     - Lọc me lấy nước me chua, cho vào nồi, cho tiếp một ít nước nữa.
     - Cho tiếp sả cây đập dập, nấu sôi, nêm  thêm nước mắm đường, bột nêm cho vị thật đậm đà chua ngọt.
     - Cho cá và đầu cá vào nấu sôi lại lần nữa, nêm ngò ôm, ngò gai.
     Có thể làm món canh thông thường ăn với cơm, hoặc có thể cho vào nồi lẩu nhúng kèm với cọng súng, đậu bắp, rau muống, bắp chuối bào ăn kèm bún.

Lẩu hải sản

0 nhận xét

Món lẩu hải sản là sự lựa chọn tối ưu nhất cho những bữa ăn sum họp, hay liên hoan cuối năm của các gia đình. Khi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là nỗi lo ngại của nhiều người thì bạn chuẩn bị một nồi lẩu thơm ngon cho cả nhà thì quả không gì bằng. Hãy cùng laudaucacaughenh.blogspot.com vào bếp để trổ tài.Lẩu hải sản với vị chua chua cay cay của sa tế cùng vị ngọt của hải san như tôm, mực, ngao sẽ là món ăn tuyệt vời. Thay vì ra quán, bạn có thể tự nấu lẩu hải sản để cả nhà ăn thật thoải mái mà đảm bảo vệ sinh

    NGUYÊN LIỆU 

- Hải sản: 300g tôm tươi, 300g mực tươi, 1kg ngao tươi...
- 200g nấm hương, 300g nấm kim châm, 500 g xương ống
- Gia vị: Tỏi khô 5 tép, sả 2 cây.
- Rau gồm có: Muống, Cải cay, Hành tây, Cần (tùy loại rau bạn và gia đình thích để lựa chọn).
- Sa tế Nước mắm ngon, 1 quả chanh tươi, 2 quả ớt tươi. Bún 1kg (có thể thay bằng mì tôm hoặc miến)

  CÁCH LÀM 

  • 1
    Sơ chế hải sản và các nguyên liệu để thực hiện cách nấu lẩu hải sản thập cẩm
    - Hải sản:  tôm rửa sạch, cắt bớt râu, mực tươi rửa sạch thái miếng vừa ăn, cá trắm lọc thịt thái miếng, lấy xương cho vào nước hầm cùng với xương để làm nước dùng, thịt cá ướp với 1 ít bột nêm và sả thái mỏng. Cách nấu lẩu hải sản cũng yêu cầu sự khéo léo của những bà mẹ nội trợ.
    - Nấm hương ngâm rửa sạch, nấm kim châm cắt bỏ rễ rửa sạch để ráo nước, bày ra đĩa.
    - Sả phần gốc thái lát mỏng để ướp vào cá, phần già phía trên cắt khúc dài tầm 5 - 6 cm rồi chẻ đôi để cho vào nước lẩu.
    - Tỏi bóc vỏ đập dập để khoảng 15 phút trước khi dùng.
    - Rau rửa sạch để ráo rồi bày ra đĩa lớn.
    - Bày bún ra đĩa (Nếu bạn ăn miến thì phải ngâm và rửa sạch, sau đó cắt khúc dài khoảng 8 cm).
    Bước đầu tiên là bạn sơ chế nguyên liệu hải sản.

    • 2
      Chế biến nước dùng ngon cho lẩu hải sản
       Xương ống chặt miếng to, rửa sạch, cho vào nồi luộc sơ qua 1 lần cho sạch bẩn và mùi tanh. Sau đó bỏ vào nồi hầm, khi nước bắt đầu sôi cho đầu cá và xương cá vào hầm cùng, hầm tiếp khoảng 45 phút. Chuẩn bị nhắc xuống thì nêm bột canh, bột nêm vừa miệng ăn.  Vớt xương ra lọc lấy nước trong. Nếu nước dùng đục, bạn lấy lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng (lúc nguội), đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.

      Phi thơm 1/2  tỏi băm, sả với dầu ăn và 1 thìa sa tế cho vào nước dùng. 
  • 3
    Làm nước chấm cho lẩu hải sản

    Có 2 kiểu làm nước chấm, tùy vào khẩu vị từng người mà bạn làm mắm chấm.
    Một là, bạn cho 2 thìa bột canh, ớt tươi thái lát, cho 1 thìa nước cốt chanh vào, đánh đều.

Bạn có thể làm nước chấm lẩu theo hai cách, một là muối ớt.

Hai là nước mắm ngon cho ra bát nhỏ, bỏ tỏi đã giã nhỏ, ớt cay tươi vào

    THÀNH PHẨM    

Khi ăn, bạn đổ nước dùng vào nồi lẩu hải sản đun sôi, cho nấm hương, 1 thìa cà phê sa tế, tiếp theo là các loại hải sản, sau cùng là rau và nấm kim châm vào nước dùng. Khi rau chín tái cùng các loại hải sản đã chín thì bạn vớt ra ăn nhé! Ngày trời lành lạnh, dùng món lẩu hải sản này là tuyệt vời lắm đấy! Vị ngọt từ xương cùng các loại hải sản rất hợp với vị cay nồng của sả, ớt rất vừa miệng.
Ngoài các nguyên liệu kể trên, nếu có điều kiện, bạn có thể mua thêm các loại hải sản khác như cua ghẹ, hay các loại ốc biển, nếu có được những nguyên liệu này, đảm bảo nổi lẩu hải sản của bạn sẽ ngon "tuyệt cú mèo" cho mà xem. Còn không, với cách nấu lẩu hải sản như trên cũng giúp bạn có một nồi lẩu ngon để ngồi lai rai với bạn bè, người thân rồi.

 

Lẩu cá kèo

0 nhận xét

Lẩu cá kèo là món nhậu hấp dẫn, hương vị hài hòa và khó ai có thể chối từ nếu đã một lần nếm thử. Cùng laudaucacaughenh.blogspot.com vào bếp với các công thức tuyệt chiêu dưới đây:


CÔNG THỨC 1:
1/. Nguyên liệu :
_ Cá kèo sống : ½ kg
_ Lá giang : 300gr
_ Rau đắng : ½ kg
_ Cà chua : 4 trái
_ Tỏi băm : 1M
_ Hành tím : 3 củ
_ Bún : 1 kg
Gia vị : Chanh , ớt , dầu ăn , nước mắm
Rau : muống bào , rau nhút , giá , bắp chuối bào , lá ngổ và ngò gai

2/. Cách làm :


_ Chuẩn bị :
+ Cá kèo để nguyên con rửa sạch nhớt , bỏ vào tô đậy nắp lại
+ Lá giang nhặt lá , bỏ dây , rửa sạch , để ráo , vò nát
+ Rau đắng lấy lá non , rửa , để ráo
+ Rau nhút nhặ rửa sạch , giá và muống bào , chuối bào cũng thế
+ Lá ngổ và ngò gai rửa sạch
+ Cà chua bỏ hột , cắt múi cau , phi hành tím xào sơ
+ Tỏi băm phi vàng
+ Hành tím bào mỏng theo chiều xuôi , phi vàng

_ Nấu lẩu :
+ 1,5 lít nước lạnh nấu sôi cho lá giang vào , nêm gia vị 1m muối + 2 m đường + 1m bột ngọt + 1m nước mắm ngon . Khi sôi nhắc xuống , nước dùng có vị chua ngọt là được

_ Trình bày :
+ Múc nước lèo ra lẩu , trên mặt để vài lát ớt , tỏi phi , hành phi , lá ngổ vàngò gai cắt nhỏ. Khi ăn nấu lẩu sôi mở nắp đổ cá kèo vào ( làm nhanh tay ) và dậy nắp lại , cá chín gắp ra đĩa , ăn nóng .
+ Xếp một dĩa bún , một dĩa các loại rau , một dĩa nước mắm ớt
+ Lẩu cá kèo dùng kèm với rau đắng , bún , chanh và nước mắm sống.

CÔNG THỨC 2:
Nguyên liệu: 
1kg cá kèo, chọn cá kèo sống, để nguyên con, làm sạch nhớt cá bằng chanh và muối sau đó để ráo nước và cho ra đĩa.
1/2kg xương heo hoặc 2 bộ xương gà
3 bó lá giang nhỏ, rửa sạch. Tùy thích muốn chua ít nhiều để gia giảm lượng lá. Nên dùng lá non vì lá giang già trong vị chua sẽ có lẫn vị đắng. Vo nát lá
2kg bún tươi
Rau ăn kèm: Bắp chuối , rau muống bào, giá, rau đắng 
1 củ tỏi, 2 củ hành tím băm nhỏ
1 lọ sa tế, hành lá tươi (nếu bạn ở miền Bắc có thể thêm một ít rau thì là để dậy mùi cá)

Cách làm:


- Nước dùng: Cho xương vào xoong hầm khoảng 1h đồng hồ, khi sôi đun nhỏ lửa, hớt bọt.
- Cho 1 cái xoong khác  lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, cho hành tỏi băm nhỏ vào phi thơm sau đó đổ nước dùng vào, đun sôi, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, cho lá giang vào, nếm thử lúc nào có vị chua vừa miệng thì thôi. 
- Khi ăn cho 1 ít sa tế vào để có vị cay ấm, cho hành lá tươi thái khúc, tiếp đến cho cá kèo vào, nhúng thêm rau sống vào ăn cùng với bún tươi.
- Gắp ra chén và chấm với nước mắm nguyên chất, chanh, ớt...

CÔNG THỨC 3:

Nguyên liệu: 
1kg cá kèo, chọn cá kèo sống, để nguyên con, làm sạch nhớt cá bằng chanh và muối sau đó để ráo nước và cho ra đĩa.
1/2kg xương heo hoặc 2 bộ xương gà
3 bó lá giang nhỏ, rửa sạch. Tùy thích muốn chua ít nhiều để gia giảm lượng lá. Nên dùng lá non vì lá giang già trong vị chua sẽ có lẫn vị đắng. Vo nát lá
2kg bún tươi
Rau ăn kèm: Bắp chuối , rau muống bào, giá, rau đắng
1 củ tỏi, 2 củ hành tím băm nhỏ
1 lọ sa tế, hành lá tươi (nếu bạn ở miền Bắc có thể thêm một ít rau thì là để dậy mùi cá)

Cách làm:



- Nước dùng: Cho xương vào xoong hầm khoảng 1h đồng hồ, khi sôi đun nhỏ lửa, hớt bọt.
- Cho 1 cái xoong khác  lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, cho hành tỏi băm nhỏ vào phi thơm sau đó đổ nước dùng vào, đun sôi, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, cho lá giang vào, nếm thử lúc nào có vị chua vừa miệng thì thôi.
- Khi ăn cho 1 ít sa tế vào để có vị cay ấm, cho hành lá tươi thái khúc, tiếp đến cho cá kèo vào, nhúng thêm rau sống vào ăn cùng với bún tươi.
- Gắp ra chén và chấm với nước mắm nguyên chất, chanh, ớt...
(ST).





Lịch sử trăm năm của cầu Ghềnh

1 nhận xét

Cầu Ghềnh có lịch sử hơn 100 năm, là cây cầu có vị trí quan trọng trong tuyến đường sắt Bắc - Nam. Đây là một phần hình ảnh của Biên Hòa, Đồng Nai.
 Do Pháp xây dựng vào năm 1902, cầu Ghềnh dài 223 m bắc qua sông Đồng Nai dẫn vào Cù Lao Phố. Cầu được xây bằng thép theo kiến trúc Gothic độc đáo do hãng Eiffel của Pháp thiết kế. Nhiều người cho rằng đây là một trong 3 công trình của kiến trúc sư nổi tiếng Gustave Eiffel tại Việt Nam (ngoài cầu Long Biên ở Hà Nội và cầu Tràng Tiền ở Huế).
Không chỉ có giá trị về kiến trúc, cầu Ghềnh còn có vai trò quan trọng trong giao thông. Trên cầu, ngoài tuyến đường bộ và đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc - Nam. Theo Địa chí Đồng Nai (NXB Tổng Hợp Đồng Nai 2001), từ khi cầu đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đã được thông tuyến với các tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71 km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81 km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18 km), Gia Ray - Mường Mán (1910, dài 77 km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408 km).  Khi cầu Ghềnh sập do bị sà lan đâm vào ngày 20/3, tàu hỏa không thể tới ga Sài Gòn (TP HCM). Thay vào đó, các hành khách được vận chuyển bằng ôtô.
Theo Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Văn Sao (78 tuổi), Trưởng ban quý tế đình thờ Nguyễn Tri Phương, cho biết: “Thời ấy, cầu Ghềnh là công trình lớn có tầm cỡ ở xứ Nam kỳ. Không chỉ dành cho xe lửa qua lại mà nó còn là huyết mạch giao thông đường bộ của tuyến quốc lộ 1. Kiến trúc cổ kính, vững chãi trường tồn cho đến hôm nay. Hình ảnh bình dị của nó đã tạo nên một nét văn hóa rất riêng của đất và người Biên Hòa”.

Lẩu đầu cá hồi

3 nhận xét

Đầu cá hồi là phần thích hợp nhất khi làm món lẩu. Đặc biệt, lẩu đầu cá hồi chua ngọt là món ăn đang gây nhiều sự chú ý cho mùa hè oi bức này. Cách nấu lẩu đầu cá hồi cũng không quá phức tạp, sau đây laudaucacaughenh.blogspot.com xin hướng dẫn các bạn chế biến một cách nhanh chóng.
Nguyên liệu gồm có:
- Đầu cá hồi: 500 gam, thêm một ít vây cá hồi nữa thì càng tốt. (Lưu ý khi chọn đầu cá các bạn phải chọn cá bên ngoài có màu xám ánh bạc, xanh, bên trong cá có màu hồng tươi thì mới ngon nha!)
- Xương ống: 500 gam
- Bún: 1 kg
- Cà chua: 2 quả
- Măng chua: 200 gam
- Ớt, tỏi, xả, me
- Các loại rau nhúng lẩu: 1/4 quả dứa, kim chi (100 gam), cải xanh (100 gam), cải thảo (100 gam), rau muống (100gam) …
- Gia vị : Muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, đường, bột nghệ.

Món lẩu đầu cá hồi thơm ngon hấp dẫn
Cách nấu:
- Xương ống rửa sạch, trần qua nước sôi sau đó ninh trong khoảng 1h đồng hồ để lấy nước dùng.
- Làm sạch đầu cá hồi, sau đó ướp đầu cá hồi với một ít nước mắm, hành tím, bột nghệ.
- Để loại bỏ bớt mùi tanh của cá hồi, mách nhỏ bạn nhé là mình có thể khử mùi bằng việc trần cá sơ qua bằng nước gừng nấu sôi hoặc cách khác cho một ít rượu trắng cộng với một vài lát gừng, ướp 15 phút sau đó rửa sách sẽ rất hiệu quả.
- Các loại rau nhúng lẩu đem rửa sạch,để ráo
- Cà chua: cắt múi cau; xả, tỏi, ớt băm nhuyễn
- Măng chua luộc kĩ rồi thái lát mỏng, bên cạnh đó lấy 1 ít nước ấm cho me vào và lọc lấy nước cốt.
- Phi một ít dầu với tỏi, xả và ớt để gia tăng hương vị cho món ăn
- Đun sôi lại nước dùng, cho nước cốt me vào, nêm mắm, hạt nêm và đường phù hợp với khẩu vị ăn. Sau đó cho đầu cá hồi, cà chua, măng chua, dứa vào và đun sôi lên. Cho hỗn hợp vừa phi vào, có thể thêm trái ớt nhỏ vào nồi lẩu để tăng thêm vị cay cho món ăn nhé.
- Và cuối cùng là thưởng thức thành quả mà chúng ta vừa mới hoàn thành, món ăn này trụng với rau và ăn kèm với bún rất ngon. Chắc hẳn sẽ đem lại cho bạn và những người thân yêu của mình những trải nghiệm tuyệt vời đấy.
Chúc các bạn thành công và hãy chia sẻ với mọi người công thức nấu lẩu đầu cá hồi để tất cả đều có dịp được trổ tài hay thưởng thức món ăn mới này nhé!
Mách bạn: Đầu cá hồi là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, bởi vì nó có hàm lượng axit omega 3 rất tốt cho hệ tim mạch, giảm cholesterol tốt cho người bị huyết áp, ngoài ra nó còn có nhiều khoáng chất rất tốt đặc biệt là đối với người cao tuổi!

Giới thiệu về quán lẩu đầu cá Cầu Ghềnh

0 nhận xét

Lẩu đầu cá Cầu Ghềnh là một quán ăn nhỏ, sát bờ sông thuộc phường Hóa An, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Quán có thực đơn đặc sắc với nhiều món ăn hấp dẫn - giá cả phải chăng.
Đặc sản: Lẩu đầu cá hồi , Lẩu cá kèo , Lẩu hải sản , Lẩu đầu cá bớp nấu tương me ,
               Lẩu cá (cá trắm, cáchép) , Lẩu cá linh bông điên điển ,
Quán có địa thế mát mẻ, cạnh sông, rất thoáng mát
Lẩu đầu cá hồi
 
Lẩu cá kèo

Lẩu hải sản

 
  • Lẩu đầu cá Cầu Ghềnh © 2016 | Designed by Rumah Dijual, in collaboration with Web Hosting , Blogger Templates and WP Themes